Toán học Trung Hoa cổ điển (khoảng 400-1300) Lịch_sử_toán_học

Bài chi tiết: Toán học Trung Hoa

Tổ Xung Chi (Zu Chongzhi) (thế kỉ 5) vào thời Nam Bắc Triều đã tính được giá trị của số π chính xác tới bảy chữ số thập phân, trở thành kết quả chính xác nhất của số π trong gần 1000 năm.

Tam giác Pascal

Trong hàng nghìn năm sau nhà Hán, bắt đầu từ nhà Đường và kết thúc vào nhà Tống, toán học Trung Quốc phát triển thịnh vượng, nhiều bài toán phát sinh và giải quyết trước khi xuất hiện ở châu Âu. Các phát triển trước hết được nảy sinh ở Trung Quốc, và chỉ rất lâu sau mới được biết đến ở phương Tây, bao gồm số âm, định lý nhị thức, phương pháp ma trận để giải hệ phương trình tuyến tính và [[Định lý số dư Trung Quốc]] về nghiệm của hệ phương trình đồng dư bậc nhất.

  • Số âm được đề cập đến trong bảng cửu chương từ thời nhà Hán, 200TCN[18]
  • Định lý nhị thức và tam giác Pascal được Yang Hui nghiên cứu từ thế kỷ 13
  • Ma trận được người Trung Quốc nghiên cứu và thành lập bảng ma trận từ những năm 650 TCN[19]

Người Trung Quốc cũng đã phát triển tam giác Pascalluật ba rất lâu trước khi nó được biết đến ở châu Âu. Ngoài Tổ Xung Chi ra, một số nhà toán học nổi tiếng ở Trung Quốc thời kì này là Nhất Hành, Shen Kuo, Chin Chiu-Shao, Zhu Shijie, và những người khác. Nhà khoa học Shen Kuo sử dụng các bài toán liên quan đến giải tích, lượng giác, khí tượng học, hoán vị, và nhờ đó tính toán được lượng không gian địa hình có thể sử dụng với các dạng trận đánh cụ thể, cũng như doanh trại giữ được lâu nhất có thể với lượng phu có thể mang lương cho chính họ và binh sĩ.

Thậm chí sau khi toán học châu Âu bắt đầu nở rộ trong thời kì Phục hưng, toán học châu Âu và Trung Quốc khác nhau về truyền thống, với sự sụt giảm của toán học Trung Quốc, cho tới khi các nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo mang các ý tưởng toán học tới và đi giữa hai nền văn hóa từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_toán_học http://etopia.sintlucas.be/3.14/Ishango_meeting/Ma... http://www.math.sfu.ca/history_of_mathematics http://sectormatematica.cl/historia.htm http://www.arthurmag.com/2004/02/16/ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/369194 http://www.huliq.com/15695/mathematicians-map-e8 http://mathacademy.com/pr/prime/articles/hilbert_p... http://www.mathpages.com/home/kmath340/kmath340.ht... http://jeff560.tripod.com/ http://math-computer.adelphi.edu